Hiện nay, số người dân
điều khiển các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện ngày
càng phổ biến, lưu lượng phương tiện ngày càng tăng cao trên địa bàn. Đi kèm với
đó, tình trạng người dân vi phạm luật giao thông đường bộ khi điều khiển các
phương tiện này có chiều hướng tăng lên, nhất là số đối tượng là học sinh, tiềm
ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước hoặc sau mỗi buổi học, trên các tuyến đường thường xuyên xuất hiện hình ảnh học sinh đi xe đạp điện và xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm, đi xe sai làn đường, thậm chí lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu… tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Nguyên nhân của tình trạng
này là 1 phần do nhận thức của người dân khi điều khiển phương tiện, 1 số bộ phận
người dân còn cho rằng hiện nay cơ quan chức năng “cấm không cho điều khiển phương
tiện xe máy điện, xe đạp điện”. Đây là suy nghĩ nhận thức lệch lạc, cho
thấy đại bộ phận người dân chưa hiểu kỹ về luật giao thông đường bộ.
Theo quy định của Luật
giao thông đường bộ quy định như sau:
1.
Xe mô tô:
-
Về khái niệm: là phương tiện
giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích
làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50
km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
-
Về độ tuổi điều
khiển:
tại Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người từ
đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3, đồng
thời phải có Giấy phép lái xe hạng A1 theo quy định.
-
Về hình thức xử
lý khi vi phạm: đối
với người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện xe mô tô, mức tiền phạt tối
đa đến: 2.000.000 đồng. Đồng thời, xử phạt chủ phương tiện giao xe cho người
không đủ điều kiện điều khiển phương tiện, mức tiền phạt tối đa đến: 2.000.000
đồng; tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
2.
Về phương tiện xe gắn máy:
- Về khái niệm: Tại
Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Nghị định
100/2019/ NĐ -CP giải thích về xe gắn máy như sau: là phương tiện
giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết
kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
- Về độ tuổi điều khiển: Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao
thông đường bộ 2008 quy định như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn
máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.
- Vì vậy, dẫn chiếu theo quy định nêu trên thì xe gắn máy
yêu cầu phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới được đi.
-
Đặc điểm nhận dạng: Xe gắn máy có đặc điểm nhận dạng giống
với xe mô tô. Trên địa bàn huyện Yên Thành khi đăng ký phương tiện này mang biển
kiểm soát: 37-PA.
- Về hình thức xử lý khi vi phạm đối với xe gắn máy: nếu chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện xe gắn máy
theo quy định, người điều khiển xe bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày, xử phạt bằng
hình thức: Cảnh cáo. Đồng thời chủ phương tiện cũng sẽ bị xử phạt hành chính về
lỗi giao xe, để xe cho người không đủ điều kiện, quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều
30 Nghị định 100/2019, mức tiền phạt tối đa là: 2.000.000 đồng.
-
Các quy định khác khi điều khiển xe gắn máy: Xe gắn máy phải
được đăng ký, gắn biển số đúng theo quy định. Khi điều khiển phương tiện tham
gia giao thông phải mang theo Giấy Đăng ký xe, chấp hành các quy định của Luật
giao thông đường bộ như đội mũ bảo hiểm, chở người ngồi trên xe phải đội mũ bảo
hiểm, không chở quá số người quy định....
3.
Về phương tiện xe máy điện:
- Về khái niệm: Tại
Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP giải thích về xe máy điện như
sau: xe máy điện là xe gắn máy được
dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 Kw, có vận tốc
thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 Km/h.
- Về độ tuổi điều khiển: Căn cứ quy định tại Điểm A Khoản 1 Điều 60 Luật Giao
thông đường bộ 2008 quy định như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn
máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.
Vì vậy, dẫn chiếu theo quy định nêu trên thì xe máy điện
là xe gắn máy, do đó xe máy điện yêu cầu phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới được
đi.
Lưu ý: người
điều khiển phương tiện này không chỉ đủ 16 tuổi mà còn phải đủ về ngày tháng.
Ví dụ: một người sinh ngày 20 tháng 10 năm 2007 thì đến 20 tháng 10 năm 2023 mới
đủ 16 tuổi.
- Hình
thức xử phạt: nếu chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện xe máy điện theo quy định, người
điều khiển xe bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày, xử phạt bằng hình thức: Cảnh
cáo. Đồng thời chủ phương tiện cũng sẽ bị xử phạt hành chính về lỗi giao xe, để
xe cho người không đủ điều kiện, quy định tại Điểm Đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định
100/2019, mức tiền phạt tối đa là: 2.000.000 đồng.
-
Các quy định khác khi điều khiển xe máy điện: Xe máy điện phải
được đăng ký, gắn biển số đúng theo quy định. Trên địa bàn huyện Yên Thành, khi
đăng ký phương tiện này mang biển kiểm soát: 37 - MĐ1; 37- MĐ2…Khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông phải mang theo Giấy Đăng ký xe, chấp hành các
quy định của Luật giao thông đường bộ như đội mũ bảo hiểm, chở người ngồi trên
xe phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định....
4.
Xe
đạp điện:
-
Về khái niệm: xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp
động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp
xe đi được.
-
Về cách phân biệt xe đạp điện và xe máy điện:
+
Thứ nhất: Xe đạp điện thì có bàn đạp còn xe máy điện thì không
có.
+
Thứ hai: Hiện nay có 1 số phương tiện xe đạp điện nhà sản xuất thường không lắp bàn đạp vào xe mà tại vị trí lắp bàn đạp này nhà sản xuất thường lấy mảnh nhựa bịt lại.
+
Thứ ba: Khi mua xe đạp điện ở cửa hàng thì không có Phiếu xuất
xưởng, còn các phương tiện khác như xe máy điện, xe gắn máy, xe mô tô…thì có.
Xe
đạp điện không quy định độ tuổi điều khiển, đồng thời không cần phải đăng ký ra
biển số. Tuy nhiên, khi
điều khiển phương tiện xe đạp điện phải chấp hành các quy định của Luật giao
thông đường bộ như đội mũ bảo hiểm, chở người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm,
không chở quá số người quy định....
Trước thực trạng vi phạm về trật tự ATGT của học
sinh, đặc biệt là các em sử dụng xe máy điện, xe đạp điện, xe dưới 50 cm2 vẫn
còn diễn ra và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn dẫn đến TNGT đáng tiếc có thể xảy
ra; các cấp, ngành, cơ quan chức năng, đặc biệt là gia đình và nhà trường cần
tăng cường giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn con em nên chấp hành nghiêm Luật
Giao thông đường bộ, trang bị đầy đủ cho các em những kiến thức liên quan và
cách sử dụng phương tiện hiệu quả, an toàn.