Kính thưa toàn thể cán bộ và nhân dân !
Hiện nay, cả thế giới đã bước vào Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, với nòng cốt là sự đột phá của công nghệ số. Quá trình đưa
công nghệ số vào mọi mặt của đời sống, gọi là Chuyển đổi số. Để mỗi cá nhân, tổ
chức hiểu: Ban chỉ đạo Chuyển đổi số xã, đăng tải Tài liệu phổ biến,
tuyên truyền về Chuyển đổi số, lợi ích, tầm quan trọng của Chuyển đổi số trên
Trang thông tin điện tử và phát trên hệ thống Đài truyền thanh của xã, để người
dân, doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là
một chặng đường với đột phá của các công nghệ số, dẫn đến sự thông minh hóa mọi
mặt của xã hội. Chuyển đổi số, chính là cách đi trong chặng đường phát triển
thời Cách mạng công nghệ 4.0, và là cơ hội vô giá để phát triển đất nước.
* Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi
số, là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh
vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận
hành, mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho
khách hàng của doanh nghiệp.
Đối với Việt
Nam, “chuyển đổi số” còn được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi mô hình
doanh nghiệp, từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số.
Dựa trên những
ứng dụng công nghệ mới, Internet, điện toán đám mây, vân vân. Để thay đổi
phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện.
Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải
quyết vấn đề.
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet,
mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện ,trong cách thức
hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản
xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh
nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số
không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp, mà còn tác động đến
những nhóm đối tượng khác, xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân
lực, kênh phân phối,
Hiện nay,
chuyển đổi số đang được ứng dụng rộng rãi và đa lĩnh vực trong cuộc sống.
1. Chính
quyền số: Chuyển đổi số là việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, hoạt động cũng như theo dõi của các
cơ quan, ban ngành.
Chuyển đổi số,
sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử
dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công
nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy
cơ quan nhà nước.
2. Xã hội số: Được thể hiện trên các lĩnh vực như:
- Công dân số: là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp
trên môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực
đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ
môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực,
dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.
- Y tế số: Là khám chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gen, để từ đó cung cấp thuốc
men và dịch vụ y tế, được cá thể hóa cho mỗi người dân.
- Giáo dục số:là người học, nghe giảng bài trực tuyến và trao
đổi bài trực tuyến.
- Xã hội số: là xã hội có công dân số, tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao
tiếp xã hội trên môi trường số.
3.
Kinh tế số: Là phát triển doanh nghiệp công nghệ
số, chuyển dịch vụ từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin, sang làm sản
phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng
tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông
minh, tạo ra sản phẩm Make in Việt Nam.
Kinh tế số gồm
những ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán
hàng hóa dựa trên các nền tảng công nghệ số, mà ta vẫn gọi là thương mại điện
tử, ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số, mà ta vẫn gọi kinh doanh
số, như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn.
* Lợi ích của
chuyển đổi số.
- Chuyển đổi
số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua
đó giúp thu hẹp khoảng cách số, thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế
số và xã hội số.
- Chính phủ số
nhờ dữ liệu số và công nghệ số, thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch
vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn.
Ví dụ: Một
đứa trẻ khi sinh ra, được cấp một mã định danh duy nhất, đến kỳ thì gia đình
nhận được thông báo đi tiêm phòng từ chính quyền, đến tuổi đi học thì chính
quyền dựa trên số liệu dân cư, để quyết định phân bổ cơ sở vật chất, của các cơ
sở giáo dục, tránh nơi bị thừa, nơi lại thiếu. Khi dịch bệnh bùng phát, thì kịp
thời nhận được cảnh báo, chăm sóc y tế.
- Kinh tế số
cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng,
theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán, thì
chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người, trong khu vực địa lý hạn chế của
mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng
triệu người, trên toàn thế giới.
Mỗi người dân
với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, là có
thể trở thành một doanh nghiệp, là có thể tiếp cận cả thế giới.
- Chuyển đổi số trong xã hội, nhằm hình thành xã hội
số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con
người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng
thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức
xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp,
gồm công dân số và văn hóa số.
Chuyển đổi số,
có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người
dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc
sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn, nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp
thời, vui vẻ hơn, với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn.
* Tầm quan trọng
của chuyển đổi số.
Chuyển đổi số
đang ngày một thay đổi nhận thức, của những nhà lãnh đạo, những người có khả
năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy
chính quyền của nhiều quốc gia, sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi
số, trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập
tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số.
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số, đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi
phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, trong thời gian dài hơn, lãnh
đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, nhờ hệ thống báo cáo thông suốt
kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên,... những điều này
giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được
nâng cao.
Tận dụng các
nền tảng công nghệ, sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số, đó là: Tăng tốc độ ra thị
trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng
doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân
khách hàng.
Trong khi đó,
đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống,
làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ
liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà
nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức
hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Qua những
những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy được, tầm quan trọng của việc chuyển
đổi số ảnh hưởng đến các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp như thế nào. Việc
chuyển đổi số, không chỉ giúp doanh nghiệp đổi mình và tiếp tục phát triển, nó
còn góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Có thể nói, để
chuyển đổi số thành công cần sự quyết tâm của toàn thể nhân dân, hệ thống chính
trị, mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực, chủ động học hỏi, nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công chuyển đổi số, là yếu tố đảm bảo sự thành công của công
cuộc chuyển đổi.
Kính thưa
toàn thể cán bộ và nhân dân!
Với quyết tâm
thực hiện thành công chuyển đổi số, UBND xã Phúc Thành đề nghị mỗi cán bộ,
đảng viên, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân phải chủ động, tích cực học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ CNTT, sẵn sàng tham gia và
phục vụ thành công chuyển đổi số trên địa bàn xã./.